Trung Thành Thánh Thất – Tourane. Đàn đêm 10/3/ĐĐ13.
Bạch Hạc Đồng Tử chào chư vị, nghiêm đàn. Có lịnh sắc tiếp giá Đức Chí Tôn. Ta lui.
Tiếp điển
Ngọc Hoàng Thượng Đế tá danh Cao Đài
Thi
NGỌC điện vào ra mỏi dạ trông,
HOÀNG cung lịnh sắc ngự xe rồng,
THƯỢNG đàn dạy trẻ khuyên ghi nhớ,
ĐẾ hội Long Vân khá tạo xong,
Võ Tánh (1) con khá nghiêm đàn, Carlos (2) con ra phía sau nhà này nơi rui, lấy mồi lửa và phong thơ kẻo cháy nhà đi con, đem đây Thầy sẽ họa nguyên vận bài thi theo ý hỏi.
Thi
Rõ thấu lòng con trẻ hỏi đây,
Làm cho đau đớn thửa tâm Thầy
Cơ Trời xáo lộn trên năm cõi
Mối đạo thẳng dùn chỉ một tay
Khôn dại hư nên Thầy cũng độ,
Thành không vận mạng đó con này.
Bóp lòng khó trả lời tâu hỏi,
Lửa đốt khuyên con biết có Thầy.
Con ơi! Dầu trắc trở bao nhiêu, các con cứ do nơi Thầy mà khỏa lấp để làm công việc cho Thầy, đó là hạnh phúc của các con ngày tương lai vậy.
Ngày thượng lương Thầy đổi lại 14, các con Bàn Trị sự giờ đó phải đại lễ nghe. Còn cách sắp đặt ngày hội kiểu thờ thì trong Bát Quái Đài chỉ thờ một quả kiền khôn 3 thước 6 tấc và Diêu Trì Kim Mẫu, kể ra ngoài Cửu Trùng Đài thờ Tam Giáo cùng Thái Bạch, còn một bên Quan Âm, một bên Quan Thánh, trước mặt Hộ Pháp, trên Hiệp Thiên Đài, chỉ vọng không thờ. Trước chùa có một trụ phướn 18 hoặc 12 thước, lá phướn màu vàng có chữ: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, trên chót cây phướn có một lá cờ trắng vuông có chữ Long Vân Đại Hội, trước Hiệp Thiên Đài cây đỏ có chữ Trung Thành Thánh Thất, còn lớn nhỏ tự ý con. Hội này là vẻ khai đạo Trung Kỳ Bắc Kỳ có đó. Vậy hai con hiệp sức cùng anh em lo cho xong đó con, con có bạch gì? (Đạo Quang bạch…)
Thi
Lời Thầy gắn nhớ đó này con,Thi bài
Khó nhọc chi chi việc cũng tròn.
Khuyên trẻ an tâm cùng bạn tác,
Ngày sau mong đặng bảng đề son.
Trung Thành thất giờ đương canh tý,
Bạch Ngọc Kinh Thầy chỉ con tường
Ma vương khéo gặp quỉ vương.
Phá cho cơ hội bất thường rã tan.Lòng khắn khít Đạo Quang con vẹn,
Vì chúng sanh nhẹ nặng bao nài,
Cậy con đem đạo hoằng khai,
Phổ thông Nam Bắc ra ngoài các nơi.Cơ hội này Thầy Trời nao nức,
Thiếu chút rồi thì sức chẳng đương,
Con ôi! việc khó há nhường,
Vì Thầy thẳng đến khoa trường chực thi
Bồ Tát thừa huyền vi chiếm bảng
Ghê lắm phen tai nạn con à,
Mới rằng có Phật có ma,
Trung Thành rất rối cũng là thế thôi.Hiển con quyết lo rồi mỗi việc,
Việc này đây Thầy biết cho con,
Chớ chi mà dạ hao mòn,
Nam nhi đoán thử lo tròn mới hay.
Ma xâm lấn khéo bài việc mỵ
Làm cho con rũ chí anh hùng,
Cơn này cơ hội đến Trung
Long Vân quyết tạo vận phùng thiên thu.Hiệp ước nhau ví dù việc khó,
Khó mà xong công đó mới cao,
Trung Nam cất tiếng hô hào,
Quy nguyên nhứt thống ngày nào đó con.
Khai (6) trẻ con cho tròn phận sự,
Trước đền rồng sắc tứ Thầy ban,
Ban (7) con công quả hoàn toàn,
Cơ Trời đã định chống thoàn về tây.Sơ (8) Liên (9) trẻ vui vầy bạn tác,
Lời Thầy đà phú thác đó con,
Tâm thành chứng chiếu lòng son,
Xuân (10) Nguyên (11) hai trẻ công còn thêm cao.
Thọ (12) quyết chi chớ xao nghe trẻ
Carlos con nặng nhẹ chi nài,
Xứng (13) lòng đạo đức hôm mai,
Kinh (14) con chớ có dông dài lắm con.Thỉ (15) đã quyết lòng son đó vậy,
Sao Viên (16) con chưa lấy hiệp hòa,
Tôn (17) sùng đạo đức tìm cha.
Khá khen các trẻ cũng đà dày công,
Lem (18) con chớ buồn lòng chi lắm,
Việc lo tròn quả ngắm theo sau,
An (19) con lòng khá dồi trau,
Vẹn tròn phận sự trước sau nghe Thầy.Thầy chỉ cạn lời này con rõ,
Việc Trung Thành chắc có nhiều phe,
Song con ý khá kiên dè,
Quang về Bát Quái khó bề lắm con.
Vậy nên Thầy bút son hạ chiếu,
Dặn cùng con toan liệu lần đây,
Chi chi rồi cũng có Thầy,
Miễn con nhớ lấy có ngày sẽ xong.Trước đàn Thầy đục trong chỉ bảo,
Cho các con thấu đáo lo gìn,
Lời Thầy khuyên trẻ khá in,
Mừng con ở lại Thiên đình Thầy thăng.
Chứng đàn: Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang
Hiệp lý: Lê Trí Hiển
Giáo sư: Nguyễn Quang Châu (Chơn Khai)
Giáo hữu: Nguyễn Như Liên.
Pháp đàn: Trần Công Ban
Phò Loan: Thanh Long, Bạch Hổ
Điển ký: Ẩn Sơn Phan Định Công.
Thi
Lòng phàm xin hỏi mấy lời đây,
Nếu thiệt không trung hẳn có Thầy.
Cứu thế bao nài là khổ trí,
Độ đời há lại thiếu gì tay.
Dùng chi những kẻ lòng tôm cá,
Cơ hội ngày nay đến nỗi này.
Muôn lỗi xin dùng mồi lửa đỏ,
Trung Thành đốt cháy ắt không Thầy.
T.V.T
Giáo sư T.Đ. (20) Thanh Quang
Kính lục
(1) Võ Tánh: Một trong số những tín đồ theo đạo ban đầu tại Đà Nẵng
(2) Carlos: Người Pháp lai tìm hiểu rồi theo đạo Cao Đài tại Trung Thành (có sự nghi ngờ là Pháp đưa vào để theo dõi hoạt động của Đạo lúc bấy giờ?).
(3) T.V.T: Nhân vật ẩn danh làm bài thơ thử thách sự hiện hữu của Thầy ( cách gọi gần gũi), Đức Thượng Đế Cao Đài.
(4) Quang: Ngài Ngọc Chưởng pháp Trần Đạo Quang ra Trung để lo tạo lập Thánh thất Trung Thành.
(5) Hiển: Ngài Lê Trí Hiển, quan Hồng Lô Tự Khanh về hưu, đã được Ơn Trên hóa độ thu nhập làm môn đồ Cao Đài.
(6) Khai: Nguyễn Chơn Khai, tên thật Nguyễn Quang Châu, được Thầy phong phẩm Giáo sư đầu tiên trong cơ Đạo miền Trung.
(7) Ban: Trần Công Ban (Bang), Giáo sư trưởng đoàn Tứ linh đồng tử về Trung, nhiệm vụ Pháp đàn.
(8) Sơ: Giáo hữu Nguyễn Như Sơ, tức Nguyễn Đán.
(9) Liên: Giáo hữu Nguyễn Như Liên, tức Nguyễn Đình Lý (Giáo Mại)
(10) Xuân: Nghè Xuân, Dương Phùng Xuân nhập môn tại Đà Nẵng,Phó hội trưởng đầu tiên của thánh thất Trung Thành và sau này đã có công quả hiến đất làm Chi hội Phước Thiện Đà Nẵng.
(11) Nguyên: ông Thị Nguyên, tên thật Trần Hữu Huyên, nhập môn tại Đà Nẵng sau này làm Hội trưởng đầu tiên của TT Trung Thành (Trong Hồi ký Thanh Long ghi là Thị Huyên!?)
(12) Thọ: (chưa xác định….?)
(13) Xứng: Hai Xứng, Nguyễn Xứng (người Trung Hoa) nhập môn tại Đà Nẵng (theo Hồi ký Thanh Long).
(14)Kinh: Có thể là Giáo sư Nguyễn Văn Kinh ra thuyết đạo tại Long Vân đệ bát đại hội.
(15) Thỉ: Như Thỉ là pháp danh Minh Sư của ông Huỳnh Châu, còn gọi Hương Hân, ở Đại Bình, lập ngôi chùa Đại Phước Tự ở đầu làng Đại Bình, Quảng Nam.
(16) Viên: Như Viên là pháp danh của ông Nguyễn Hữu Phương tên thường gọi Kha, ở Đại Bình có lập ngôi chùa Minh Sư là Chiêu Võ Tự ở cuối làng Đại Bình, Quảng Nam
(17) Tôn: (chưa xác định….?)
(18) Lem: Lê Văn Lem, Quản Lem, Lễ sanh Đầu Họ Đạo Trung Thành những năm đầu tiên 1938…
(19) An: (chưa xác định….?).
(20) T.D.: viết tắt chưa rõ… Về đạo lúc này chỉ có một Giáo sư Nguyễn Quang Châu thuộc Thánh tịnh Thanh Quang
0 Bình luận