GƯƠNG BAO DUNG CỦA
ĐỨC
THÁI LÃO TRẦN ĐẠO QUANG
HÀNH SƠN (Trích từ tập Đạo mạch lưu thông - HTTG Cao Đài)
Đức Thái Lão Trần Đạo Quang ra Trung phổ độ dưới chế độ
cai trị của chánh quyền bảo hộ Pháp và Nam Triều, không phải không gặp những
khó khăn, huống tại Quảng Nam, chí sĩ Trần Cao Vân cũng là một đạo sĩ đã gây
nhiều phong trào chống Pháp và sau tham gia cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân,
nên mấy lần quan địa phương phủ huyện đòi Đức Thái Lão đến chất vấn. Ngài vẫn lời
lẽ chân thật, đạo đức hiền hòa trình bày: “Tôi nghĩ chính phủ ta hay Bảo hộ
(Pháp) cai trị dân cũng muốn người dân lương thiện, biết tôn trọng luân thường
đạo lý, tuân theo phép nước, làm tròn bổn phận người dân. Thì chính tôi đây độ
dẫn người tu hành là khuyến dân làm những điều ấy. Còn hơn vậy nữa, người tu
hành biết thương người thương vật, không sát hại đến loài cầm thú côn trùng nên
tôi mong rằng chánh phủ và quan lớn không giúp đỡ tôi được thì cũng xin đừng
ngăn cấm chúng tôi”.
Lời lẽ Ngài đầy từ bi
hoan hỷ, tướng mạo phi phàm của Ngài: râu dài quá rốn, đạo cốt tiên phong. Các
quan lại Nam Triều tuy khó khăn nhưng cảm phục, nên mọi việc rồi cũng bỏ qua.
Mùa Trung Thu năm Đinh Sửu
(1937), vâng lệnh Thiêng Liêng, Đức Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang ra Trung Kỳ
có nữ đệ tử là đạo tỷ Thanh Sang và hai tu sĩ nam: ông Đạo Năm và ông Đạo Một.
Hai thầy tu núi không biết
tu đạo gì, ở núi Tây Ninh hay Thất Sơn Châu Đốc xuống theo hầu Ngài. Ta cũng biết
tại chùa Linh Sơn (Tổ đình đạo Minh Sư) của Đức Ngọc Chưởng Pháp, Ngài dung nạp
mọi thứ thầy tu. Có lẽ họ nghe đồn đạo đức chân tu của Ngài nên tìm đến, hoặc một
phần dưới chế độ cai trị của người Pháp thời gian sau khi đạo Cao Đài ra đời có
phần khắc khe với các chùa chiền, nhất là các tu sĩ ở núi không ai dám tiếp nạp.
Vì vậy chùa Linh Quang có đủ thứ thầy tu: tịch cốc có, ăn ngọ cũng có, luyện
pháp có, Minh Vương Thánh Chúa có, Quan Thánh giáng trần, Phật nhập thế có, như
trường hợp ông Trần Chấn Hưng chẳng hạn, v.v. Đức Ngọc Chưởng Pháp tiếp nhận cả,
khuyến họ học hiểu chân lý mà tu đừng có dục vọng.
Việc tiếp nhận này, có lần
chủ quận Gò Vấp (Gia Định) mời Ngài đến hỏi lý do, Đức Ngài chân thành trình
bày tất cả những người ấy họ thảy là con dân đất nước, chán đời họ đi tu, ở
chùa hoặc ở núi, ở không được thì họ trở về, đến đâu cũng sợ không chứa, bây giờ
bảo họ ở đâu? Quan lớn bảo họ làm quốc sự, làm giặc, thì họ là những người ăn
chay trường, một con vật nhỏ như loài côn trùng cũng không sát hại thì họ sẽ
làm giặc sao được? Nếu bảo họ điên khùng cuồng tín thì cần phải nuôi dạy họ lần
hồi sẽ hết. Tôi dung nạp những người ấy là cốt ý muốn cho họ trở nên người tốt,
v.v. Thế rồi chính quyền cũng bỏ qua, nên chùa Linh Quang những tu sĩ ấy vẫn tiếp
tục có mãi.
Đạo trưởng Lê Kim Tỵ về đến
Tourane tính ra chỉ còn 22 ngày nữa là đến ngày nữa là đến ngày khánh thành,
nên cấp tốc chia công tác ra 3 ban, 1 ban làm ban ngày, 2 ban đốt đèn măng-sông
làm ban đêm (từ 19 giờ đến 01 giờ, từ 01 giờ đến 7 giờ sáng) đồng thời xây
Thánh thất và xây bờ thành, ngõ cùng một lượt. Bổn đạo nhà quê, thợ xây hồ, thợ
mộc, lao công thay đổi nhau kéo ra, gạo thóc, bí, bầu, mít, chuối tấp nập chở về
bằng thuyền, bằng xe lửa, xe hơi hoặc đi bộ, nhờ vậy mà nhân công, lương thực rất
dồi dào. Tài chánh thì bổn đạo Quảng Nam đóng góp phần nào, còn về trong Nam vận
động gởi ra. Công việc thật hào hứng sôi nổi, tiếng đồn vang đến khắp thôn quê.
Lớp người đến xin nhập đạo, lớp người đi coi lẫn lộn với người làm, trật tự kiểm
soát thật là mệt nhọc. Dịp ấy có một số đồng bào nghèo hoặc lao công thành phố
đến bữa vào ăn uống như bổn đạo. Đức Ngọc Chưởng Pháp biết rõ nhưng khuyên ban
trật tự đừng xua đuổi họ, vì chỉ có một dịp thôi và đó cũng là phổ độ, một người
ăn sẽ có năm ba người trả, không sao!
Đức độ từ bi hỷ xả của Đức
Ngọc Chưởng Pháp làm cho mọi người cảm phục. Từ đó một đồn ra năm, ra mười gây ảnh
hưởng tốt cho việc mở đạo, truyền đạo sau này.
Theo “Gương hướng đạo
chơn tu của Đức Trần Đạo Quang” Cao Đài Giáo Lý số 94. Sài Gòn: Cơ Quan Phổ
Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, 1975.
Ngài Trần Đạo Quang (với bộ râu 5 chòm xoăn lại khi quy hiệp đạo Cao Đài) |
0 Bình luận